Phòng kinh doanh là gì? Các vị trí cơ bản tại bộ phận kinh doanh

Ngành Kinh doanh luôn thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ lựa chọn nhờ cơ hội phát triển hấp dẫn. Đối với những bạn học sinh, sinh viên yêu thích công việc văn phòng thì việc công tác tại phòng kinh doanh hẳn vô cùng phù hợp. Vậy “phòng kinh doanh là gì?” có chức năng, nhiệm vụ ra sao trong doanh nghiệp? Hãy cùng Việc làm Đắk Lắk tìm hiểu về phòng kinh doanh qua bài viết dưới đây.

Phòng kinh doanh được hiểu như thế nào?

Bộ phận kinh doanh là một trong những vị trí quan trọng, không thể thiếu ở bất kỳ công ty nào. Bạn đã hiểu hết về phòng kinh doanh là gì chưa? 

Phòng kinh doanh trong tiếng anh có tên gọi là Business Department. Là phòng ban đóng vai trò chủ lực trong một công ty.

Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển đến việc phân phối sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Tất cả hoạt động trên đều nhằm mục đích gia tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra bộ phận kinh doanh còn là nơi gắn kết với các phòng ban teong công ty như Marketing, khối kế toán...

Phòng kinh doanh là gì?

Phòng kinh doanh là bộ phận rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp 

Những vị trí cơ bản trong phòng kinh doanh 

Hiểu về khái niệm “phòng kinh doanh là gì?”, ban có thắc mắc rằng phòng kinh doanh gồm những bộ phần nào không? Thông thường, mỗi doanh nghiệp sẽ có mục tiêu kinh doanh khác nhau nên cơ cấu tổ chức phòng kinh doanh cũng sẽ có sự khác nhau Tuy nhiên, sẽ có những vị trí cơ bản như sau:

Nhân viên hỗ trợ kinh doanh

Tên gọi khác của vị trí này chính là trợ lý kinh doanh. Công việc chính bao gồm giới thiệu sản phẩm, gặp gỡ, tư vấn cũng như là báo giá hợp đồng cho khách hàng. Ngoài ra họ sẽ phối hợp, hỗ trợ nhân viên chăm sóc khách hàng trong các hoạt động doanh nghiệp.

Nhân viên chăm sóc khách hàng

Người làm nhân viên chăm sóc khách hàng là đại diện của công ty, doanh nghiệp phụ trách công việc tiếp nhận vấn đề, khiếu nại của khách hàng. Nhằm đem lại cho họ những trải nghiệm tốt nhất về sản phẩm/ dịch vụ của mình. 

Thông qua đó bạn sẽ có những cơ hội để giới thiệu thêm những dịch vụ, sản phẩm hay sự kiện sắp diễn ra nhằm thu hút sự quan tâm từ họ.

những vị trí khác nhau trong bộ phận 

Mỗi doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức khác nhau dẫn đến có những vị trí khác nhau trong bộ phận 

Nhân viên kinh doanh

Vị trí này là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Tại đây, nhân viên kinh doanh sẽ làm những công việc như giới thiệu sản phẩm, tư vấn và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của công ty mình. Yêu cầu của một nhân viên kinh doanh là khả năng giao tiếp tốt, nằm lòng những thông tin, chức năng của sản phẩm, nhạy bén và linh hoạt xử lý các tình huống khi giao tiếp với khách hàng

Nhân viên phát triển khách hàng tiềm năng

Công việc chính của một nhân viên này ở phòng kinh doanh là gì?  Là tạo ra khách hàng tiềm năng mới thông qua các cuộc gọi, email, MXH, từ đó sắp xếp thông tin liên hệ của khách hàng một cách khoa học. Để làm được điều đó, bạn cần phải lên kế hoạch và thực hiện một số sự kiện, chiến dịch độc đáo, khác biệt nhưng đầy sự hiệu quả để thu hút khách hàng quan tâm, để ý tới sản phẩm/ dịch vụ của mình: Fanpage, Blog, sự kiện ưu đãi, giảm giá, hoặc các mini game nhằm giao tiếp hai chiều với khách hàng để nhận được những phản hồi tích cực cho doanh nghiệp.

Trưởng phòng kinh doanh

Đây là vị trí chủ chốt của phòng kinh doanh mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Vậy trưởng phòng kinh doanh là gì, nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh như thế nào?

Trưởng phòng kinh doanh là người có kỹ năng chuyên môn cao, chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động của phòng kinh doanh như tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm khách hàng, gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của họ là phụ trách quản lý, giám sát đảm bảo hiệu quả làm việc của phòng ban. Đồng thời báo cáo tiến độ công việc, doanh thu hay chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra với cấp trên của mình.

Trưởng phòng kinh doanhTrưởng phòng kinh doanh là vị trí chủ chốt của phòng kinh doanh

Giám đốc kinh doanh

Ở trong bộ phận này, giám đốc kinh doanh là người sở hữu quyền hạn cao nhất. Là người đưa ra, đề xuất những kế hoạch, chiến lược mới cho bộ phận. 

Mặt khác, họ cũng là người chịu trách nhiệm toàn bộ cho vai trò quản lý nhân sự trong phòng kinh doanh, nắm giữ toàn bộ trách nhiệm về phân công công việc cho các thành viên. Đồng thời, họ luôn tạo điều kiện cho nhân viên của mình thăng tiến trong công việc cũng như truyền lửa, đốc thúc tinh thần mọi người làm việc ngày càng phát triển. 

Xem thêm bài viết: https://vieclamdaklak.vn/tin-tuc/ky-nang-cung-la-gi-72.html 

Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của phòng kinh doanh là gì?

Đối với chuyên môn của từng cá nhân trong bộ phận này mà sẽ có những vai trò, nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Tuy nhiên, Việc làm Đắk Lắk sẽ giới thiệu tới các bạn những thông tin tổng quát sau đây.

Vai trò của phòng kinh doanh 

Bạn có biết vai trò chính của phòng kinh doanh là gì không? Đó là quảng bá doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng nhiều nhất có thể. Để làm được điều này, bộ phận kinh doanh cần phải triển khai nhiều chiến lược, chiến lược kinh doanh khác nhau.

Bên cạnh đó, bộ phận này còn phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty để đảm bảo công việc được diễn ra thuận lợi, trơn tru nhằm gia tăng doanh số. Từ đó ngày càng phát triển và có chỗ đứng trên thị trường.

Vai trò chính của phòng kinh doanh

Vai trò chính của phòng kinh doanh là quảng bá doanh nghiệp đến khách hàng 

Nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Để thực hiện vai trò quảng bá hình ảnh công ty đến gần hơn với khách hàng thì phòng kinh doanh phải có nhiệm vụ nhất định. Vậy nhiệm vụ chính phòng kinh doanh là gì?

Nhiệm vụ tổng quát

  • Chịu trách nhiệm nghiên cứu, thực hiện các công việc tiếp cận khách hàng mục tiêu trên thị trường
  • Xây dựng các kế hoạch chi tiết về quá trình hoạt động của bộ phận. Bao gồm quy trình, tiến độ sản xuất, nguồn hàng,...
  • Đưa ra các giải pháp, chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động
  • Lên kế hoạch phát triển thị trường và dòng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh
  • Xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng
  • Đảm nhiệm những chỉ đạo của cấp trên về hoạt động kinh doanh được giao phó.

Quan hệ khách hàng

  • Nghiên cứu, lập kế hoạch xây dựng chính sách liên quan đến lĩnh vực bán hàng, bao gồm quảng bá, tiếp thị, chính sách giá, chiết khấu, khuyến mãi, khuyến mại,...
  • Xác định mục tiêu bán hàng trong từng phân khúc bán hàng 
  • Tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp, đồng thời duy trì các mối quan hệ khách hàng cũ.
  • Tìm đối tác chiến lược, liên kết với các tổ chức khác để thực hiện chiến dịch kinh doanh
  • Quản lý hồ sơ kinh doanh, thông tin từng khách hàng theo đúng quy định, chính sách của doanh nghiệp đề ra

Tài chính

  • Tư vấn tài chính cho công ty về cách tối ưu dòng tiền, quản trị, chi phí thực hiện các hoạt động,...
  • Nghiên cứu, định vị sản phẩm, doanh nghiệp trên thị trường. Hỗ trợ Ban giám đốc đưa ra nghiên cứu phát triển doanh nghiệp theo đường lối đúng đắn
  • Theo dõi và chịu trách nhiệm về hiệu quả các hoạt động kinh doanh và đưa ra các giải pháp tiến hành cải tiến sản phẩm/ dịch vụ đem lại trải nghiệm tốt nhất đến với khách hàng cũng như tối ưu chi phí cho doanh nghiệp

Phát triển sản phẩm

  • Nghiên cứu, thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu. Từ đó đưa ra đề xuất cho Ban giám đốc về định hướng phát triển sản phẩm/ dịch vụ phù hợp cho thị trường
  • Đánh giá định kì các hiệu quả về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra giải pháp nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm’
  • Nghiên cứu và phát triển thêm dòng sản phẩm mới cho doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu của thị trường
  • Xây dựng quy trình làm việc cho nhân viên về các hoạt động liên quan đến sản xuất, tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp.

Chức năng chính của phòng kinh doanh gồm những gì?

Cùng tìm hiểu 7 chức năng chính của phòng kinh doanh dưới đây.

Tham mưu chiến lược 

Bộ phận này sẽ đảm nhiệm chức năng tham mưu kế hoạch, chiến lược phát triển sản phẩm, khâu kinh doanh bán hàng. Nhằm mang lại lượng khách lớn trong thời gian nhanh nhất cho doanh nghiệp. Sau đó họ sẽ trình bày những vấn đề đó cho ban lãnh đạo của doanh nghiệp

Hướng dẫn, chỉ đạo nghiên cứu

Việc cải thiện sản phẩm cũ hay nghiên cứu những sản phẩm mới sẽ diễn ra liên tục, làm góp phần mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Bộ phận kinh doanh sẽ hướng dẫn hoặc trực tiếp nghiên cứu các cách cải tiến dịch vụ/ sản phẩm của doanh nghiệp trong khi thị trường không ngừng thay đổi liên tục.

Chức năng của phòng kinh doanh

Chức năng của phòng kinh doanh

Xây dựng và phát triển nguồn khách hàng

Tất cả các doanh nghiệp đều có một nguồn sống chung đó chính là “ khách hàng”. Chính vì thế việc xây dựng và phát triển nguồn khách hàng chính là công việc cần được hoạt động thường xuyên. Các khách hàng tiềm năng chính là mục tiêu mà phòng kinh doanh nhắm tới, chú trọng xây dựng hình ảnh, định vị thương hiệu trong thị trường này.

Theo dõi, kiểm soát và báo cáo

Tất cả những nội dung báo cáo phải thể hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và đó cũng chính là nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kinh doanh

Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Ngoài những chức năng trên, phòng kinh doanh cũng phải đảm bảo việc tiêu thụ các sản phẩm. Bao gồm: 

  • Xây dựng các chính sách bán hàng thu hút, đầy sự hấp dẫn cho nhân viên nội bộ và đại lý
  • Xây dựng hệ thống kênh phân phối online/ offline

Mục tiêu của phòng kinh doanh là gì?

  • Gia tăng lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp
  • Hoàn thành công việc, nhiệm vụ đã đề ra trước đó
  • Lập các kế hoạch kinh doanh thu hút, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
  • Thực hiện các phương án, giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
  • Đề xuất, tham mưu các phương án giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động. 

Hy vọng bài viết trên của Việc làm Đắk Lắk giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về “phòng kinh doanh là gì?” cũng như vai trò, nhiệm vụ và chức năng của bộ phận này. Nếu bạn đam mê và yêu thích công việc kinh doanh hãy mạnh dạn ứng tuyển vào vị trí mình mong muốn trong phòng ban này nhé.